- Đăng vào
Tổng hợp toàn bộ kiến thức về SEO
Toàn bộ kiến thức về SEO mà tôi tổng hợp được.
SEO là gì? là phương pháp để đưa website của bạn lên top google, lên thanh tìm kiếm google, từ đó người dùng sẽ tìm thấy website của bạn đầu tiên. Sẽ có vô cùng nhiều lượt truy cập nếu website lên top với từ khóa hot.

Cốt lõi bao gồm 4 vấn đề:
- Nghiên cứu từ khóa
- Nội dung chất lượng
- Onpage SEO
- Link building
Từ khóa (Keywords): Lựa chọn từ khóa phù hợp với nội dung trang web là chìa khóa của SEO. Nghiên cứu từ khóa thông qua các công cụ như Google Keyword Planner giúp xác định từ khóa có lượng tìm kiếm cao và ít cạnh tranh.
Nội dung chất lượng: Tạo ra nội dung độc đáo, hấp dẫn và hữu ích cho người đọc. Nội dung phải thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng và chứa từ khóa chính một cách tự nhiên.
Tối ưu hóa On-Page: Cải thiện các yếu tố trên trang như tiêu đề, mô tả, URL, và thẻ heading để tăng cường khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
Tối ưu hóa Off-Page/Link building: Xây dựng liên kết (backlinks) từ các trang web uy tín và có liên quan, từ đó tăng cường sự uy tín và độ tin cậy của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
.
Bên cạnh đó ta còn cần quan tâm đến:
Kỹ thuật: Hiểu biết về các thuật ngữ kỹ thuật như robots.txt, sitemap, canonical tags, và schema markup để áp dụng các phương pháp SEO hiệu quả.
Tốc độ tải trang: Cải thiện tốc độ tải trang để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và nâng cao vị trí trên các công cụ tìm kiếm.
Responsive design: Đảm bảo trang web có thể hiển thị tốt trên mọi thiết bị, từ máy tính đến điện thoại di động, để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng cường SEO.
Analytics và theo dõi: Sử dụng các công cụ như Google Analytics để theo dõi và đánh giá hiệu suất của chiến lược SEO, từ đó điều chỉnh và cải thiện kế hoạch tiếp theo.
Tóm lại, SEO là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing online. Hiểu và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của nó có thể giúp cải thiện hiệu suất, thứ hạng của website trên Google.
Một số ví dụ
Ví dụ về việc Tối ưu URL:


Tối ưu SEO title tag:


Ví dụ về việc xây dựng content

Ví dụ về việc xây dựng backlink


Checklist khi làm dự án SEO
Đo lường
- Thiết lập Google Search Console
- Submit sitemap
- Check robots file
- Thiết lập Google Analytics
- Cài đặt Bing Webmaster Tools
Từ khóa
- Khám từ khóa dài Với “Google Suggest”
- Tìm kiếm từ khóa chính Trong Google Keyword Planner
- Nhận Diện Những Từ Khóa Có Mức Cạnh Tranh Thấp Với KWFInder
On-Page SEO
- Đính kèm từ khóa trong URL
- Sử dụng URL ngắn
- Keyword của bạn nên được đặt ở đầu thẻ tiêu đề
- Gắn từ khóa dài vào tiêu đề
- Từ khóa chính của bạn nên xuất hiện trong 150 từ đầu tiên
- Từ khóa được nhắc lại hợp lý trong thẻ H1, H2 hoặc H3
- Tối ưu hóa hình ảnh
- Sử dụng thêm các từ khóa đồng nghĩa và LSI Keyword (Từ khóa đuôi dài)
- Dùng External Link
- Dùng Internal Link
Technical SEO
- Nhận dạng lỗi thu thập dữ liệu (Crawl Error).
- Tìm hiểu cách Google xem trang web của bạn.
- Đảm bảo trang web phù hợp với thiết bị di động.
- Sửa chữa các liên kết bị lỗi.
- Bảo vệ trang web của bạn bằng HTTPS.
- Kiểm tra tốc độ tải trang.
SEO Content – Nội dung
- Sử dụng “Kỹ thuật Skyscraper” để tạo nội dung tuyệt vời.
- Chia nhỏ đoạn văn bản để tăng khả năng đọc hiểu.
- Khai thác chiều sâu chủ đề liên quan đến trang web của bạn.
- Sử dụng Schema Markup (Đánh dấu Schema) để cải thiện hiển thị trang web trên kết quả tìm kiếm.
- Tập trung vào công thức nội dung đang hoạt động tốt hiện nay.
- Sử dụng truyền thông đa phương tiện (multimedia) để cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Link Building
- Xây dựng backlink mạnh với guest post
- Xây dựng backlink đối thủ của bạn: Tìm kiếm các trang web đối thủ của bạn và tạo liên kết trên các trang web này để tăng độ vững chắc của trang web của bạn trong tìm kiếm.
- Nhắc đến những influence trong bài đăng
Mẹo nâng cao
- Tối ưu hóa trang web của bạn với Click-Through-Rate (Tỷ lệ nhấp chuột): Tăng CTR bằng cách tạo tiêu đề hấp dẫn và mô tả hấp dẫn cho kết quả tìm kiếm, sử dụng từ khóa và trả lời câu hỏi của người dùng trong tiêu đề và mô tả của trang web…
- Giới hạn thời gian website ngừng hoạt động: Đảm bảo trang web của bạn luôn hoạt động tốt, xác định và khắc phục các sự cố kỹ thuật, lỗi trang và xoá các liên kết hỏng.
- Xóa những trang nội dung không chất lượng: Loại bỏ các trang có nội dung trùng lặp hoặc ít giá trị, xóa các trang web không còn hoạt động hoặc không có nội dung.
- Cải thiện thời gian trên trang web của bạn: Tối thiểu hoá thời gian tải trang của bạn và cải thiện trải nghiệm người dùng
- Cập nhật và giới thiệu lại nội dung đã lỗi thời.